TRIỀU ĐÔNG Y

NGUYỄN VĂN TRIỀU
Y sĩ Y Học Cổ Truyền - 12 Năm kinh nghiệm
Tốt nghiệp trường: Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh (UMP)
Châm cứu, Xoa bóp bấm huyệt, Phục hồi vận động
Địa chỉ: Lô B, Chung Cư Hoàng Anh Thanh Bình, Đường D4, Phường Tân Hưng, Quận 7, TP.HCM
Điện thoại: 0988 325 767 - Email: info@trieudongy.vn

Tạng Phủ, Đởm, Tiểu Trường – Đại Trường

Ngày cập nhật mới nhất: 13/01/2025 Triều Đông Y Google News

Hội chứng bệnh tạng phủ là một trong những khái niệm quan trọng trong y học cổ truyền Trung Quốc, liên quan đến sự rối loạn chức năng của các cơ quan nội tạng như tạng tâm, tạng can, tạng tỳ, tạng phế, tạng thận. Theo thống kê, khoảng 30-40% bệnh nhân đến khám tại các phòng khám y học cổ truyền có biểu hiện của hội chứng này.

Tạng Phủ, Đởm, Tiểu Trường - Đại Trường
Tạng Phủ, Đởm, Tiểu Trường – Đại Trường

1. Hội Chứng Bệnh Tạng Tâm

1.1. Tâm Hàn (Tâm Dương Hư)

  • Triệu chứng: Đau tức vùng trái ngực, chân tay lạnh, mặt xanh tái có khi ngất xỉu. Thường gặp trong triệu chứng suy mạch vành, trụy tim mạch, nhồi máu cơ tim.
  • Phép chữa: Hồi dương cứu nghịch, thông dương.
  • Thuốc: Phụ tử, Can khương, Nhục quế, Đại hồi. Bài thuốc Tứ nghịch thang: Phụ tử chế 20g, Can khương 12g, Cam thảo 16g. Châm cứu:
  • Châm Thập tuyên, các huyệt Tỉnh, Nhân trung, Cứu huyệt Lao cung, Dũng tuyền, Quan nguyên.

1.2. Tâm Nhiệt (Tâm Hỏa Thịnh)

  • Triệu chứng: Sốt cao, mê sảng (giai đoạn toàn phát của bệnh truyền nhiễm), loét lưỡi, lở miệng.
  • Phép chữa: Thanh tâm hỏa.
  • Thuốc: Hoàng liên, Liên tâm, Trúc diệp, Thạch cao.
  • Châm tả: Khúc trì, Hợp cốc, Nội quan, Thần môn, Tam âm giao.

1.3. Tâm Hư

Có 2 thể:

  • Tâm huyết hư: Triệu chứng và phép chữa như huyết hư kèm theo an thần.
  • Tâm khí hư: Triệu chứng như khí hư nhưng tập trung ở hệ tim mạch như huyết áp thấp, tiếng tim nhỏ yếu, điều trị như khí hư.

1.4. Tâm Thực (Đàm Mê Tâm Khiếu)

  • Triệu chứng: Rối loạn tâm thần, rối loạn nhân cách.
  • Phép chữa: Trừ đàm, khai khiếu. Thuốc: Trúc nhự, Trúc lịch, Qua lâu nhân, Bối mẫu, Bán hạ chế, Trần bì.
  • Bài thuốc Nhị trần thang: Bán hạ 6g, Trần bì 4g, Bạch linh 10g, Cam thảo 6g.
  • Châm: Nội quan, Thần môn, Bách hội, Tam âm giao.

2. Hội Chứng Bệnh Tạng Can

2.1. Can Hàn (Hàn Trệ Can Kinh)

  • Triệu chứng: Đau bụng dưới, thông kinh, bế kinh, đau bộ phận sinh dục.
  • Phép chữa: Tán hàn noãn can (Ôn can)
  • Thuốc: Ngải cứu, Xuyên tiêu, Phụ tử chế, Can khương, Quế.
  • Cứu: Quan nguyên, Khí hải, Thái xung.

Ghi chú: Loại trừ viêm ruột thừa cấp, xoắn thừng tinh, u nang buồng trứng xoắn.

2.2. Can Nhiệt (Can Hỏa Vượng, Can Hỏa Thượng Viêm)

  • Triệu chứng: Hoa mắt, chóng mặt, rức đầu, ù tai, mặt nóng đỏ, mắt đỏ, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch huyền sác. Thường gặp trong hội chứng tiền đình, cơn tăng huyết áp.
  • Phép chữa: Thanh can hỏa, bình can giáng hỏa.
  • Thuốc: Hoàng cầm, Hòe hoa, Cúc hoa, Hạ khô thảo, Thiên ma, Câu đằng.
  • Châm: Hành gian, Thái xung, Tam âm giao, Bách hội

2.3. Can Hư (Can Huyết Hư – Can Âm Hư)

  • Triệu chứng: Mắt mờ, quáng gà, móng chân tay khô nứt, gân khớp teo cứng, co rút.
  • Phép chữa: Bổ can huyết.
  • Thuốc: Đương quy, Bạch thược, Hà thủ ô.
  • Xoa bóp các chi hoặc khớp bị sơ cứng.

2.4. Can Thực (Can Khí Uất, Can Khí Phạm Vị)

  • Triệu chứng: Đau tức ngực sườn, đau vùng thượng vị, thống kinh, bế kinh hay ợ hơi, ợ chua, tính tình dễ cáu gắt.
  • Phép chữa: Sơ can lý khí, sơ can hòa vị.
  • Thuốc: Hương phụ, Thanh bì, Chỉ sác, Sài hồ.
  • Châm cứu: Bách hội, Thái xung, Trung quản, Kỳ môn.

3. Hội Chứng Bệnh Tạng Tỳ

3.1. Tỳ Hàn (Tỳ Dương Hư)

  • Triệu chứng: hay đầy bụng, tiêu chảy hoặc phân nát sống, thích ăn uống nóng, sợ lạnh, chân tay lạnh, mạch trầm trì.
  • Phép chữa: ôn trung, kiện tỳ
  • Thuốc: Can khương, Cao lương khương, Bạch truật, Ý dĩ.
  • Cứu: Trung quản, Thiên khu, Quan nguyên, Túc tam lý.

3.2. Tỳ Nhiệt (Cam Tích)

  • Triệu chứng: Mụn nhọt nhiều, môi đỏ, đau quặn bụng từng cơn, phân lẫn bọt, rêu lưỡi vàng, mạch nhẹ, sác. Trẻ em do ăn nhiều bánh kẹo, thức ăn nhiều mỡ, khó tiêu gây rối loạn tiêu hóa thường xuyên nên thân thể thường xuyên gầy xanh, cơ bắp teo nhẽo, bụng ỏng.
  • Phép chữa: Thanh nhiệt, kiện tỳ, tiêu tích.
  • Thuốc: Hoàng bá, Sơn tra, Mạch nha, Thần khúc, Chỉ thực, Nhân trần.
  • Kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống.

3.3. Tỳ Hư (Tỳ Khí Hư)

  • Triệu chứng: Chân tay mềm yếu, cơ bắp teo nhẽo, tiêu hóa kém, phân thường sống nát, lưỡi bệu nhạt, rêu trắng dày.
  • Phép chữa: Ích khí, kiện tỳ
  • Thuốc: Đẳng sâm, Bạch truật, Hoài sơn, Ý dĩ.

3.4. Tỳ Thực (Thực Tích)

  • Triệu chứng: Do ăn quá nhiều, thức ăn nhiều thịt mỡ… Bụng đầy tức, ấm ách, miệng đắng, rêu lưỡi dày, trắng bẩn hoặc vàng, mạch hoạt sác hữu lực
  • Phép chữa: Tiêu thực đạo trệ.
  • Thuốc: Mộc hương, Riềng, củ sả, Trần bì.
  • Bài thuốc Việt cúc hoàn (Hương phụ, Thương truật, Xuyên khung, Thần khúc, Chi tử đều 10g)
  • Châm: Trung quản, Thiên khu, Túc tam lý. Ấn day: Can du, Đởm du, Tỳ du, Vị du.

4. Hội Chứng Bệnh Tạng Phế

4.1. Phế Hàn (Phong Hàn Thúc Phế)

  • Triệu chứng: Hắt hơi, sổ mũi nước trong, ho đờm loãng, sợ lạnh. Rêu lưỡi trắng bóng, mạch phù.
  • Phép chữa: Khu phong tán hàn, chỉ khái (Ôn Phế, chỉ khái).
  • Thuốc: Cát cánh, Hạnh nhân, Cam thảo.
  • Bài thuốc: Chỉ khái tán (Hạnh nhân 10g, Cát cánh 8g, Cam thảo 4g, Tiền hồ 12g, Tử uyển 12g).

4.2. Phế Nhiệt (Phong Nhiệt Phạm Phế)

  • Triệu chứng: Sốt, đau họng, không sợ lạnh, ho cơn, đờm đặc, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch sác.
  • Phép chữa: Thanh nhiệt, chỉ khái.
  • Thuốc: Hoàng cầm, Kim ngân, Liên kiều, Sài đất, Tạng bạch bì, Tỳ bà diệp, Tiền hồ.
  • Bài thuốc: Tang hạnh nhân (Tang bạch bì 12g, Hạnh nhân 8g, Tiền hồ 10g, Bôi mẫu 10g, Sa sâm 8g, Cam thảo 4g).

4.3. Phế Hư

Chia thành 2 thể:

4.3.1. Phế khí hư

  • Triệu chứng: Đoản hơi, tiếng nhỏ yếu, tự hãn, mạch yếu, lưỡi nhạt, mạch hư.
  • Phép chữa: Kiện tỳ, ích khí.
  • Thuốc: Đẳng sâm, Hoàng kỳ, Bạch truật.

4.3.2. Phế âm hư

  • Triệu chứng: Ho khan, gầy sút, môi đỏ, gò má hồng, lưỡi thon đỏ, mạch tế sác, đạo hãn, sốt về chiều, ho ra máu.
  • Phép chữa: Tư âm, dưỡng phế.
  • Thuốc: Mạch môn, Sa sâm, Tử hà sa.

4.4. Phế Thực (Háo Suyễn)

  • Triệu chứng: Tức ngực, khó thở, kèm tiếng cò cử, gặp trong cơn hen phế quản.
  • Châm cứu: Thiên đột, Khí xá, Định suyễn, Phế du, Đản trung.
  • Thuốc: Trần bì, Bán hạ chế, Bối mẫu, Ma hoàng, Hạnh nhân, Cát cánh, Cam thảo.
  • Phép chữa: Trừ đàm, định suyễn.

5. Hội Chứng Bệnh Tạng Thận

Bệnh lý của tạng thận thường là hư chứng, do vậy chữa thận thường dùng phép bổ.

5.1. Thận Dương Hư (Thận Hư Hàn)

  • Triệu chứng: Sợ lạnh, chân tay lạnh, sắc mặt tái, đau lưng, tiêu chảy buổi sáng sớm (ngũ canh tả), chất lưỡi nhạt, mạch trầm trì. Thường gặp ở bệnh nhân bệnh kéo dài, người có tuổi, lão suy.
  • Phép chữa: Ôn bổ thận dương.
  • Thuốc: Can khương, Phụ tử, Quế tâm.
  • Cổ phương: Bát vị địa hoàng hoàn hoặc Hữu quy hoàn.
  • Cứu: Quan nguyên, Khí hải, Mệnh môn, Thận du. Xát nóng bàn chân.

5.2. Thận Khí Hư

  • Triệu chứng:
      • Phù thũng do thận không khí hóa được nước.
      • Hen suyễn do thận không nạp được khí.
      • Di tinh, hoạt tinh, tiểu đêm nhiều do thận không bế tinh.
      • Liệt dương, lãnh cảm.
      • Lưỡi bệu nhạt, mạch trầm nhược.
  • Phép chữa: Bổ thận khí.
  • Thuốc: Đỗ trọng, Nhục thung dung, Phá cố chỉ, Dâm dương hoắc, Tắc kè, Hải mã.
  • Châm cứu: Mệnh môn, Thận du, Thái khê, Tam âm giao, Dũng tuyền.

5.3. Thận Âm Hư

5.3.1. Âm Hư

Phần âm bị suy giảm nên sinh chứng âm hư, cũng gọi là chứng hư nhiệt vì âm hư sinh nội nhiệt.

  • Triệu chứng: Người nóng, da khô, lòng bàn chân tay nóng, người gầy, sốt về chiều, ra mồ hôi trộm, môi miệng khô, táo bón, tiểu ít và đậm, chất lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác.
  • Phép chữa: Tư âm, sinh tân.
  • Thuốc: Mạch môn, Thiên môn, Nước mía.

5.3.2. Thận Âm Hư

  • Triệu chứng: Hoa mắt, chóng mặt, ù tai, giảm thính lực, răng long, tóc bạc, rụng tóc, đau lưng, mỏi gối, đau buốt trong xương, di tinh, vô sinh. Miệng khô, lòng bàn chân tay nóng, mồ hôi trộm, lưỡi đỏ, mạch tế sác. Thường gặp trong các bệnh suy nhược thần kinh, lao phổi, tiểu đường, tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, bệnh chất tạo keo.
  • Phép chữa: Tư bổ thận âm.
  • Thuốc: Thục địa, Hà thủ ô, Thiên môn đông, Địa cốt bì, Quy bản, Cao ban long.

5.4. Thận Âm, Thận Dương Đều Hư

âm dương hỗ căn nên thận âm hư kéo dài sẽ làm cho thận dương cũng hư yếu, ngược lại thận dương hư kéo dài cũng sẽ kéo theo thận âm hư.

  • Triệu chứng: Lưỡi thon hoặc bệu, mạch trầm tế vô lực. Thường là suy nhược cơ thể, hậu quả của các bệnh mạn tính.
  • Phép chữa: Tùy theo hội chứng thận âm hay thận dương là chính mà đề ra phép bổ thận âm là chính hay bổ thận dương là chính.
  • Nếu bổ thận âm là chính, không nên dùng những Vị thuốc quá nóng như Phụ tử chế, Can khương.
  • Trong bổ thận dương là chính, không nên dùng lượng thuốc bổ âm quá nhiều.

6. Hội Chứng Bệnh Can Đởm

Can Đởm quan hệ biểu lý, bệnh của đởm cũng là bệnh của can, thường gặp nhất là hội chứng can đởm thấp nhiệt.

  • Triệu chứng: Da mặt vàng, nước tiểu vàng đậm, đau tức mạng sườn, chán ăn, miệng đắng, buồn nôn, nôn, tiện lỏng hoặc táo bón, bụng đầy hoặc bộ phận sinh dục ngoài phù, ngứa, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác. Thường gặp trong bệnh viêm gan vi rút cấp và mạn, vàng da do tắc mật, viêm nhiễm bộ phận sinh dục ngoài.
  • Phép chữa: Thanh nhiệt, trừ thấp, thoái hoàng.
  • Thuốc: Nhân trần, Khương hoàng, Rau má, Râu ngô, Hoàng bá, Long đởm thảo.

7. Hội Chứng Bệnh Của Vị

7.1. Vị Hàn

  • Triệu chứng: Đau vùng thượng vị, lạnh đau tăng, nôn nước trong, rêu lưỡi trắng bóng, mạch trầm trì.
  • Phép chữa: Ôn vị tán hàn.
  • Thuốc: Quế chi, Sinh khương, Bạch thược.
  • Cứu: Trung quản, Thiên khu, Lương môn, Túc tam lý.

7.2. Vị Nhiệt

  • Triệu chứng: Đau rát vùng thượng vị, khát, thích uống mát, mau đói, hơi thở hôi, sưng đau răng lợi, ợ chua, ợ hơi, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch sác.
  • Phép chữa: Thanh nhiệt, hòa vị.
  • Thuốc: Hoàng liên, Thạch cao, Rau má, Cát căn.
  • Bài thuốc: Thanh vị tán (Hoàng liên 6g, Đương quy 6g, Sinh địa 6g, Đan bì 6g, Thăng ma 6g, tán bột mỗi ngày 12g).
  • Châm: Hợp cốc, Túc tam lý, Lương môn, Trung quản.

7.3. Vị Hư (Vị Âm Hư)

  • Triệu chứng: Sốt, môi miệng khô nhưng không muốn ăn uống, táo bón, tiểu ít và đậm. Lưỡi thon đỏ, không rêu, mạch tế sác.
  • Phép chữa: Tư dưỡng vị âm.
  • Thuốc: Thạch hộc, Cát căn, Rau má, Mạch môn.

7.4. Vị Thực

  • Triệu chứng: Do ăn nhiều thức ăn ngọt béo, đầy tức bụng, nôn mửa, chất nôn mùi chua hăng, đại tiện lỏng, rêu lưỡi dầy dính, mạch hoạt.
  • Phép chữa: Tiêu thực đạo trệ.
  • Thuốc: Sơn tra, Mạch nha, Thần khúc, Kê nội kim.
  • Bài thuốc: Kê nội kim tán (Kê nội kim 100g, Hoài sơn 400g, Ô tặc cốt 400g, tán bột ngày uống 2 lần, mỗi lần 5-10g).

8. Hội chứng bệnh tiểu trường

Theo y học cổ truyền, tâm và tiểu trường có quan hệ biểu lý, nghĩa là chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau, bệnh của tâm có thể ảnh hưởng đến tiểu trường và ngược lại.

Nhiệt ở tâm chuyển xuống tiểu trường là một ví dụ điển hình. Khi tâm lý bất ổn, căng thẳng, lo âu kéo dài, “lửa” trong tâm sẽ bốc lên, theo kinh mạch đi xuống tiểu trường, gây ra hàng loạt triệu chứng rối loạn tiểu tiện như:

  • Đái buốt, đái rắt: Người bệnh cảm thấy đau buốt khi đi tiểu, muốn đi tiểu liên tục nhưng mỗi lần chỉ đi được một lượng nhỏ.
  • Đái máu: Nước tiểu có lẫn máu, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
  • Hôi miệng: Miệng có mùi hôi khó chịu.
  • Lở loét, sưng đau: Xuất hiện các vết loét, sưng đau ở vùng miệng, lưỡi.

Phép chữa:

  • Thanh tâm hỏa: Loại bỏ “lửa” trong tâm bằng các phương pháp như tĩnh tâm, dưỡng sinh, luyện tập khí công, yoga, ngồi thiền…
  • Lợi niệu: Tăng cường chức năng bài tiết nước tiểu, giúp thanh lọc cơ thể.
  • Chỉ huyết: Cầm máu, ngăn chặn tình trạng đái máu.

Bài thuốc:

  • Hoàng liên, Hoàng bá: Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thường được sử dụng để điều trị các chứng viêm nhiễm, lở loét.
  • Rau má: Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu.
  • Sa tiền tử: Có tác dụng lợi tiểu, thông lâm, thường được sử dụng để điều trị tiểu buốt, tiểu rắt.

Ví dụ: Một nghiên cứu năm 2017 trên tạp chí Frontiers in Psychiatry cho thấy, stress tâm lý có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích (IBS), một rối loạn tiêu hóa chức năng phổ biến gây ra các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón.

9. Hội chứng bệnh đại trường

9.1. Đại trường hàn

Triệu chứng:

  • Đau quặn bụng: Cơn đau thường xuất hiện đột ngột, dữ dội, khiến người bệnh phải ôm bụng, gập người.
  • Ỉa lỏng: Phân lỏng, nhiều nước, có thể kèm theo mùi tanh hôi.
  • Phân tanh nồng: Phân có mùi tanh hôi khó chịu.

Phép chữa:

  • Ôn trường: Làm ấm đại tràng, xua tan “lạnh” trong đại tràng.
  • Chỉ tả: Cầm tiêu chảy, giảm tình trạng đi ngoài phân lỏng.

Bài thuốc:

  • Kha tử (Chiêu liêu) búp ổi, sim, riềng, gừng: Có tác dụng ôn trung, tán hàn, chỉ tả.

Cứu:

Thần khuyết, Thiên khu, Quan nguyên, Túc tam lý: Là các huyệt đạo có tác dụng điều hòa chức năng tiêu hóa, ôn ấm tỳ vị, thường được sử dụng trong điều trị các chứng bệnh về tiêu hóa.

9.2. Đại trường nhiệt (Thấp nhiệt đại trường)

Triệu chứng:

  • Môi miệng khô: Cảm giác khô miệng, khát nước.
  • Phân rắn có mũi nhầy chung quanh, mùi thối khẩn: Phân khô cứng, khó khăn khi đại tiện, kèm theo dịch nhầy và mùi hôi thối.
  • Hậu môn nóng rát: Cảm giác nóng rát ở hậu môn, đặc biệt là sau khi đại tiện.
  • Hội chứng lỵ: Đi ngoài phân có máu, chất nhầy, kèm theo đau bụng, mót rặn.

Phép chữa:

  • Thanh nhiệt: Loại bỏ “nhiệt” trong đại tràng.
  • Trừ thấp: Loại bỏ “thấp” (độ ẩm) trong đại tràng.

Bài thuốc:

  • Hoàng bá, Khổ sâm: Có tác dụng thanh nhiệt, táo thấp, thường được sử dụng để điều trị các chứng viêm nhiễm, tiêu chảy do thấp nhiệt.
  • Rau sam, cỏ sữa: Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu.
  • Đại hoàng: Có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, thường được sử dụng để điều trị táo bón.

9.3. Đại trường hư

Triệu chứng:

  • Đại tiện không tự chủ: Người bệnh không kiểm soát được việc đại tiện.
  • Phân không táo rắn mà đại tiện khó, lòi dom: Phân không khô cứng nhưng việc đại tiện gặp khó khăn, có thể kèm theo sa trực tràng.

Phép chữa:

  • Ích khí: Bổ sung khí huyết, tăng cường sức khỏe tổng thể.
  • Nhuận trường: Làm mềm phân, giúp đại tiện dễ dàng hơn.

Bài thuốc:

  • Đẳng sâm, Bạch truật, Hoài sơn, Ý dĩ, Mạch môn, Vừng đen Chỉ thực, Hậu phác: Có tác dụng bổ khí, kiện tỳ, nhuận tràng.
  • Nếu lòi dom (thoát giang) dùng bài thuốc Bổ trung ích khí: (Hoàng kỳ, Đẳng sâm, Bạch truật, Chích Cam thảo, Trần bì, Thăng ma, Sài hồ, Đương quy): Có tác dụng bổ khí, nâng đỡ nội tạng, thường được sử dụng để điều trị sa trực tràng.

Châm cứu:

Đại trường du, Bách hội, Túc tam lý: Là các huyệt đạo có tác dụng điều hòa chức năng tiêu hóa, bổ khí, nhuận tràng.

9.4. Đại trường thực

Triệu chứng:

  • Đại tiện táo: Phân khô cứng, khó khăn khi đại tiện.
  • Đau quặn bụng: Cơn đau thường xuất hiện trước hoặc trong khi đại tiện, có thể kèm theo cảm giác mót rặn.
  • Ấn vào đau: Ấn vào vùng bụng dưới, đặc biệt là vùng đại tràng, người bệnh cảm thấy đau.

Lưu ý: Cần loại trừ bệnh cấp cứu ngoại khoa như viêm ruột thừa, tắc ruột… trước khi chẩn đoán là đại trường thực.

Phép chữa:

  • Nhuận trường: Làm mềm phân, giúp đại tiện dễ dàng hơn.
  • Lý khí: Điều hòa khí huyết, giảm đau bụng.

Bài thuốc:

Đại hoàng, Ma nhân, Chỉ thực, Mang tiêu: Có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, lý khí, giảm đau.

Châm cứu:

Đại trường du, Thiên khu, Túc tam lý: Là các huyệt đạo có tác dụng điều hòa chức năng tiêu hóa, nhuận tràng, lý khí.

10. Hội chứng bệnh bàng quang

  • Bàng quang hàn: Nước tiểu trong và nhiều, thường đi tiểu nhiều lần, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Bàng quang nhiệt: Nước tiểu đỏ, đái sẻn, đái dắt, đái buốt, đái máu.
  • Bàng quang hư: Tiểu tiện không tự chủ, đái són, thường gặp ở người già, phụ nữ sau sinh.
  • Bàng quang thực: Bụng dưới tức căng, bí đái, đi tiểu khó khăn, mỗi lần chỉ đi được một lượng nhỏ.

11. Hội chứng bệnh các tạng phối hợp

Trong thực tế lâm sàng, bệnh thường không chỉ xảy ra ở một tạng phủ, mà thường kết hợp nhiều tạng phủ do quan hệ âm dương, ngũ hành sinh khắc. Dưới đây là một số hội chứng bệnh thường gặp:

  • Tâm Phế khí hư: Thường gặp trong bệnh tim mạch, phổi mạn tính, biểu hiện mệt mỏi, khó thở, ho khan, tiếng nói yếu ớt.
  • Tâm tỳ hư: Thường gặp trong các bệnh lý tiêu hóa mạn tính, biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, đầy bụng, khó tiêu, tâm, hồi hộp.
  • Tâm thận bất giao: Thường gặp trong bệnh lý thần kinh, biểu hiện mất ngủ, hồi hộp, lo âu, hay quên, tinh thần bất an.
  • Can tỳ bất hòa: Thường gặp trong bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, biểu hiện đau vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, căng tức ngực, khó chịu.
  • Can thận âm hư: Thường gặp trong bệnh tăng huyết áp, biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đau đầu, nóng trong người, lòng bàn tay bàn chân nóng.

12. Câu hỏi thường gặp

12.1. Tỷ lệ mắc các hội chứng bệnh tạng phủ cụ thể là bao nhiêu?

Theo thống kê, tỷ lệ mắc các hội chứng bệnh tạng phủ phổ biến nhất là:

  • Tâm huyết hư: 25%
  • Tâm khí hư: 15%
  • Can khí uất: 30%
  • Tỳ khí hư: 20%
  • Thận dương hư: 10%
  • Thận âm hư: 15%

12.2. Nguyên nhân gây ra hội chứng Tâm hàn là gì?

Hội chứng tâm hàn có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm:

  • Tỳ vị hư hàn: Tỳ vị không đủ ấm để vận hóa thức ăn, sinh ra hàn khí xâm nhập vào tâm.
  • Chế độ ăn uống: Ăn nhiều thức ăn lạnh, sống, uống nhiều nước đá.
  • Cảm nhiễm hàn tà: Tiếp xúc với môi trường lạnh giá, ẩm ướt.

12.3. Ngoài thuốc, còn cách nào khác để điều trị Can hỏa vượng?

Ngoài việc sử dụng thuốc, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau để điều trị can hỏa vượng phù hợp theo lý luận yhct:

  • Châm cứu: Châm cứu vào các huyệt vị như Hành gian, Thái xung, Tam âm giao, Bách hội.
  • Chế độ ăn uống: Hạn chế ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, rượu bia, thuốc lá. Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, uống nhiều nước.
  • Luyện tập: Tập luyện các môn thể thao nhẹ nhàng như yoga, thái cực quyền, khí công giúp điều hòa khí huyết, giảm căng thẳng.

12.4. Tỳ hư có phải là nguyên nhân gây ra suy dinh dưỡng?

Tỳ hư có thể là một trong những nguyên nhân gây ra suy dinh dưỡng. Khi tỳ hư, chức năng tiêu hóa kém, cơ thể không hấp thụ được đầy đủ chất dinh dưỡng từ thức ăn.

12.5. Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ mắc hội chứng nào nhất?

Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ cao mắc hội chứng Thận âm hư, do lượng đường trong máu cao gây tổn thương đến thận, làm suy giảm chức năng thận.

12.6. Phụ nữ sau sinh thường gặp hội chứng nào?

Phụ nữ sau sinh thường gặp hội chứng Huyết hư, do mất máu nhiều trong quá trình sinh nở. Ngoài ra, họ cũng có thể gặp hội chứng Tỳ khí hư, do ăn uống kém, mệt mỏi trong thời gian ở cữ.

12.7. Làm thế nào để phòng ngừa hội chứng bệnh tạng phủ?

Để phòng ngừa hội chứng bệnh tạng phủ, bạn nên:

  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, hạn chế thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, rượu bia, thuốc lá.
  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên: Giúp tăng cường sức khỏe, điều hòa khí huyết (đọc thêm về hội chứng bệnh về khí huyết, tân dịch).
  • Giữ tinh thần thoải mái: Tránh căng thẳng, lo âu kéo dài.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý tiềm ẩn.

12.8. Hội chứng Vị hàn có liên quan gì đến bệnh viêm loét dạ dày?

Vị hàn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày. Khi vị hàn, chức năng tiêu hóa kém, thức ăn tích tụ lâu trong dạ dày, gây tổn thương niêm mạc dạ dày.

12.9. Can khí uất có thể gây ra những bệnh lý nguy hiểm nào?

Can khí uất kéo dài có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm, bao gồm:

  • Tăng huyết áp: Can khí uất làm tăng sức cản ngoại vi, dẫn đến tăng huyết áp.
  • Đột quỵ: Can khí uất làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, gây tắc nghẽn mạch máu não.
  • Ung thư: Can khí uất làm suy yếu hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho tế bào ung thư phát triển.

12.10. Châm cứu có hiệu quả trong điều trị hội chứng bệnh tạng phủ?

Châm cứu là phương pháp điều trị hiệu quả cho nhiều hội chứng bệnh tạng phủ. Châm cứu vào các huyệt đạo phù hợp có tác dụng điều hòa khí huyết, khơi thông kinh lạc, giúp phục hồi chức năng các tạng phủ( tham khảo về học thuyết tạng phủ ).

12.11. Trẻ em có nguy cơ mắc hội chứng bệnh tạng phủ hay không?

Trẻ em cũng có nguy cơ mắc hội chứng bệnh tạng phủ, đặc biệt là Tỳ hư, do hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu.

12.12. Hội chứng bệnh tạng phủ có thể tự khỏi được không?

Hội chứng bệnh tạng phủ có thể tự khỏi nếu được điều trị kịp thời và đúng phương pháp. Tuy nhiên, nếu để bệnh kéo dài, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

12.13. Có nên sử dụng thuốc y học cổ truyền để điều trị hội chứng bệnh tạng phủ?

Thuốc y học cổ truyền có thể hiệu quả trong điều trị hội chứng bệnh tạng phủ. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần tuân theo chỉ định của thầy thuốc có chuyên môn, tránh tự ý mua thuốc điều trị.

12.14. Ngoài y học cổ truyền, còn phương pháp nào khác để điều trị hội chứng bệnh tạng phủ?

Ngoài y học cổ truyền, bạn có thể kết hợp các phương pháp khác để điều trị hội chứng bệnh tạng phủ, bao gồm:

  • Chế độ dinh dưỡng: Ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng.
  • Tập luyện: Tập thể dục, yoga, thái cực quyền, khí công…
  • Thay đổi lối sống: Loại bỏ các thói quen xấu, giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng.

12.15. Hội chứng bệnh tạng phủ có di truyền không?

Hội chứng bệnh tạng phủ không di truyền trực tiếp, nhưng yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến cơ địa, khiến một số người dễ mắc hội chứng bệnh tạng phủ hơn những người khác.

5/5 - (2 bình chọn)

About Triều Đông Y

Triều Đông Y – Nguyễn Văn Triều tốt nghiệp y sĩ Y Học Cổ Truyền tại trường Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh (UMP), với hơn 12 năm kinh nghiệm Châm cứu, Xoa bóp bấm huyệt, Phục hồi vận động chắc chắn Triều Đông Y là nơi uy tín bạn nên liên hệ khi có nhu cầu khám và điều trị bệnh bằng phương pháp đông y.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *